Mối quan hệ với ngạch Hành pháp Hạ_viện_Pháp

Giải thể

Sau khi tham khảo ý kiến của Thủ tướng, chủ tịch 2 viện, Tổng thống có quyền giải tán Quốc hội, nhưng không được giải tán Quốc hội một lần nữa trong năm tiếp sau tổng tuyển cử.

Tổng tuyển cử sẽ được tổ chức trong thời hạn sớm nhất là 20 ngày, muộn nhất là 40 ngày kể từ ngày giải tán Quốc hội.

Từ năm 1958 tới tháng 12/2012 đã có 5 cuộc giải tán Quốc hội.

  1. Charles de Gaulle giải tán Quốc hội lần đầu tiên ngày 10/10/1962. Do bất đồng ý kiến với Thủ tướng Georges Pompidou
  2. Charles de Gaulle giải tán Quốc hội lần thứ 2 ngày 30/5/1968 trong cuộc khủng hoảng tháng 5/1968.
  3. François Mitterrand giải tán Quốc hội ngày 22/5/1981 do Đảng ông không nắm được quyền kiểm soát Quốc hội.
  4. François Mitterrand giải tán Quốc hội ngày 14/5/1988 cùng với lý do như năm 1981 sau khi ông được tái đắc cử.
  5. Jacques Chirac giải tán Quốc hội ngày 21/4/1997.

Thông điệp

Tổng thống quan hệ với Quốc hội của Nghị viện bằng các thông điệp đọc trước Quốc hội và Nghị viện, Nghị viện không thảo luận về các thông điệp của Tổng thống.

Nếu thông điệp của Tổng thống được đưa ra trong thời gian Nghị viện không họp, thì Nghị viện phải triệu tập một phiên họp đặc biệt để nghe thông điệp của Tổng thống.

Quan hệ với Chính phủ

Như Nghị viện, Quốc hội cũng kiểm soát chính sách của Chính phủ. Có quyền hạn lớn hơn Thượng viện trong vấn đề bỏ phiếu bất tín nhiệm, kiến nghị chỉ trích, và Chính phủ có trách nhiệm giải thích đồng thời cam kết bằng văn bản. Thực tế phần lớn Quốc hội đều thảo thuận với Chính phủ để giải quyết các vấn đề.

Thành viên Chính phủ có quyền được vào Quốc hội để bảo vệ văn bản và chính sách của mình, ghế được đặt ở khu vực cuối cùng của đài bán nguyệt trong Quốc hội.

Bỏ phiếu tín nhiệm

Quốc hội xem xét trách nhiệm của Chính phủ qua bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ. Thủ tục bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ chỉ được chấp nhận khi có chữ ký của ít nhất 10% số thành viên Quốc hội. Việc bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ chỉ được tổ chức sau 48 giờ kể từ lúc trình kiến nghị. Khi kiểm phiếu, chỉ cần tính các phiếu thuận không tín nhiệm Chính phủ và việc bất tín nhiệm Chính phủ được thông qua khi đạt đa số phiếu của các thành viên của Quốc hội. Trong trường hợp một kỳ họp thường lệ của Quốc hội, một thành viên Nghị viện không thể đứng tên đề xuất quá ba kiến nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ và, trong kỳ họp bất thường của Quốc hội, thì không thể quá một kiến nghị bỏ phiếbất tín nhiệm Chính phủ.

Trong trường hợp Hạ viện bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ hoặc không phê duyệt chương trình hành động hoặc tuyên bố chính sách chung của Chính phủ, Thủ tướng phải đệ đơn từ chức của Chính phủ lên Tổng thống.

Kể từ năm 1958 tới tháng 4/2014 đã có 34 cuộc bỏ phiếu tín nhiệm.

Chất vấn

Đại biểu Quốc hội có thể chất vấn thành viên Chính phủ bằng nhiều cách.

Câu hỏi bằng văn bản diễn ra ngoài phiên họp, các câu hỏi và trả lới được công bố công khai trên công báo.

Câu hỏi trực tiếp bằng lời nói diễn ra trong phiên họp, có những câu hỏi không cần thảo luận trước, và các câu trả lời thường được trả lời trong phiên họp hoặc sẽ được trả lời bằng văn bản công khai trên công báo.

Phương pháp kiểm soát

Nghị sĩ có thể thành lập 1 Ủy ban điều tra, Ủy ban chịu trách nhiệm điều tra các vấn đề ảnh hưởng mang tính chất nghiêm trọng và ảnh hưởng sâu rộng tới công chúng. Ủy ban được giới hạn trong một thời gian nhất định và bao gồm các phiên điều trần, các Ủy ban không thường xuyên khác với các Ủy ban cố định thường trực.

Ngoài ra Ủy ban còn có nhiệm vụ thu thập thông tin và sự kiện về việc quản lý các dịch vụ công, công ty quốc gia, để trình lên phiên họp của Ủy ban. Đây là phương thức kiểm soát Chính phủ của Quốc hội.

Ngoài ra còn có các Ủy ban giám sát riêng biệt thường trực, Ủy ban Tài chính chịu trách nhiệm kiểm soát ngân sách quốc gia, Tòa Thẩm kế có nhiệm vụ giúp Quốc hội giám sát việc thực hiện pháp lệnh về ngân sách và tài chính an sinh xã hội.

Hội đồng Hiến pháp chịu trách nhiệm tu chính và giám sát các pháp lệnh của Chính phủ, Nghị viện có phù hợp với Hiến định không, nếu không phù hợp Hội đồng có thể yêu các bác bỏ.